Biếng ăn ở trẻ là gì?

Giờ làm việc :

  • 8H đến 17H30 hàng ngày ( chủ nhật 8H đến 12H )
  • Gọi điện trước khi đến cửa hàng

Mẹ mệt mỏi vì con thường xuyên ngậm cơm, ngậm cháo trong miệng. Mỗi bữa ăn là một cuộc chiến kéo dài! Cuộc chiến đó có thể kéo dài một đến hai tuần thậm chí là một tháng hay một năm…. Mẹ thật sự căng thẳng và mệt mỏi, mẹ thắc mắc bé ăn ngậm phải làm sao?

Xem thêm: Trẻ biếng ăn mẹ phải làm sao?

Biếng ăn ở trẻ là gì?
Biếng ăn ở trẻ là gì?

Nguyên nhân khiến bé ăn ngậm

Làm sao để bé không ăn ngậm? Bé ăn ngậm phải làm sao? Là những câu hỏi mà bất kỳ một người mẹ nào khi nuôi con cũng đều thắc mắc. Họ đôi khi thắc mắc nhiều nhưng lại không chịu tìm hiểu nguyên nhân vì sao khiến trẻ ăn ngậm. Muốn biết nguyên nhân tại sao, mẹ hãy xem ngay những lý do dưới đây!

Trẻ hấp thu kém, biếng ăn

Trẻ hấp thu kém, biếng ăn là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Trẻ ăn ngậm vì cơ thể không muốn ăn, ăn nhưng không cảm thấy đói. Vì thế, trẻ luôn tìm mọi cách để kéo dài thời gian ăn, tránh việc ăn thêm để không phải ăn nhiều. Tình trạng này nếu không giải quyết triệt để lâu ngày sẽ hình thành thói quen, mà đã là thói quen thường rất khó bỏ.

Đồ ăn

Đôi khi, người lớn cứ nấu theo khẩu vị của mình mà không chịu tìm hiểu xem khẩu vị của trẻ là như thế nào? Nấu như thế bé có ăn được hay không?

Đồ ăn vị nhạt nhẽo hoặc quá mặn. Đồ ăn dai cứng, quá nguội cũng khiến bé không muốn ăn, ăn ngậm. Mẹ lười thay đổi món, nấu mãi một mùi vị, một dạng thức ăn cũng khiến con chán ăn, ăn lâu hơn, hay ngậm và có cảm giác không ngon miệng.

Bé mọc răng hoặc bị ốm

Khi trẻ mọc răng, họ có thể trải qua một số triệu chứng khó chịu như sưng đỏ và ngứa nướu, gây ra biếng ăn và ăn ngậm. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong khoảng 3-5 ngày khi răng đầu tiên mọc. Trong thời gian này, trẻ có thể trở nên cáu bẳn, khó chịu, và thậm chí có thể bị sốt, ốm mệt, nhiệt miệng hoặc mắc các vấn đề viêm nhiễm như viêm họng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là tình trạng này thường không kéo dài. Sau khi răng mọc hoàn toàn, trẻ sẽ dần quen với sự thay đổi này và biếng ăn sẽ giảm đi. Thời gian trẻ mọc răng biếng ăn có thể khá ngắn, và không để lại hậu quả hoặc ảnh hưởng xấu nào cho sức khỏe của trẻ. Thay vào đó, sau giai đoạn này, trẻ sẽ có thể ăn uống bình thường và phát triển hàm răng để nhai thức ăn rắn hơn.

Trẻ không tập trung khi ăn

Quay lại vấn đề “nguyên nhân bé ăn ngậm làm sao đây ạ” thì việc trẻ không tập trung khi ăn cũng là một nguyên nhân khiến trẻ vừa ăn vừa ngâm cơm hiện nay. Việc mẹ cho bé xem tivi, điện thoại hay chơi trò chơi trong khi ăn sẽ làm bé mải xem, mải chơi mà quên mất nhiệm vụ phải nhai thức ăn. Nhiều trẻ thích ngậm đồ ăn vì khi ngậm thực phẩm chuyển hóa đường và tạo vị ngọt, làm bé thích thú. Nguyên nhân này nếu kéo dài lâu sẽ rất nguy hiểm vì ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

Ngậm thức ăn có hại với trẻ như thế nào?

Trước khi mẹ muốn được người khác giúp mẹ giải đáp câu hỏi: “Bé ăn ngậm làm sao đây ạ” thì nên biết việc ngậm thức ăn kéo dài ở bé nguy hại đến thế nào? Và nếu không xử lý sớm bé có thể gặp những hậu quả khó lường.

Sâu răng, mủn răng

Việc ngậm thức ăn kéo dài làm cho axit trong thức ăn kết hợp với vi khuẩn trong miệng tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của sâu răng và mủn răng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng của trẻ.

Rối loạn vị giác

Ngậm thức ăn nhiều có thể làm mất đi cảm nhận vị giác của trẻ đối với đồ ăn. Thức ăn bị nhẹ và mất đi hương vị ban đầu, khiến trẻ trở nên khó tính về thực phẩm và không cảm nhận được niềm vui khi ăn.

Thiếu dinh dưỡng

Thường xuyên ăn ngậm chính là nguyên nhân làm bé biếng ăn, kén ăn. Tình trạng biếng ăn kéo dài làm bé thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, chậm lên cân, phản xạ kém, chậm phát triển trí tuệ…Vì thế, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sau này của bé.

Đau dạ dày

hầu hết những bé ngậm thức ăn nhiều đều có biểu hiện về đau dạ dày. Căng thẳng trong cuộc chiến giữa mẹ và con về việc ngậm thức ăn có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu theo quy luật, khi bé ăn dịch vị dạ dày sẽ được tiết ra để tiêu hóa thức ăn nhưng vì bé ngậm không nuốt, dạ dày đầy axit mà không có thức ăn để nhào trộn sẽ tổn thương đến niêm mạc dạ dày, nhất là khi tình trạng ngậm này kéo dài. Khi bé ngậm cơm thường lười nhai, nên hay uống nước kèm hoặc nuốt chửng thức ăn khi bị ép, thức ăn chưa được nghiền nát đi vào dạ dày sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày.

Xem thêm:

Bật Mí Cho Mẹ: Bé Mọc Răng Biếng Ăn Phải Làm Sao?

Các Nguyên Nhân Trẻ Biếng Ăn và Cách Khắc Phục

“Độc chiêu” của mẹ khi bé ăn ngậm

FimtobimB nhân đôi đề kháng cho bé
FimtobimB nhân đôi đề kháng cho bé

Tránh xa tivi, điện thoại

Thói quen cho bé vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại chính là nguyên nhân khiến bé ăn ngậm, biếng ăn. Để giải quyết dần tình trạng này, cha mẹ phải cho bé tránh xa các thiết bị công nghệ.

Để con được đói và rèn con ăn nề nếp

Nghe có vẻ hơi phản khoa học tuy nhiên nhiều mẹ áp dụng cách này và cho thấy hiệu quả. Bỏ đói cũng là một kinh nghiệm thành công của các mẹ khi muốn giải quyết triệt để câu hỏi “bé ăn ngậm làm sao đây ạ”. Khi con ngậm, mẹ hãy cho con dừng ngay bữa ăn, đồng thời, không nên bổ sung thêm gì. Đợi đến bữa sau, bé sẽ đói vì thế sẽ ăn rất nhanh và hào hứng. Cách này chỉ có hiệu quả vào sau bữa ăn bị bỏ đói. Vì vậy, tốt nhất là các mẹ điều chỉnh lịch ăn của con sao cho các bữa không quá gần nhau, khi bé chưa kịp tiêu hóa hết năng lượng nạp vào.

Ăn đúng tuổi

Thức ăn phải phù hợp với từng độ tuổi. Với bé mới tập ăn dặm, thức ăn phù hợp sẽ là cháo hay thực phẩm xay nhuyễn. Với bé 2-3 tuổi, thức ăn sẽ rắn và đặc hơn. Vì thế, nếu cứ mãi cho bé ăn cháo xay nhuyễn hay bột, hoặc cháo rau hầm kĩ thì vô tình mẹ đã tạo cho con thói quen lười nhai, lâu ngày làm con có thói quen ăn ngậm và biếng ăn.

Trình bày món ăn hấp dẫn

Đây chính là cách thu hút các bé. Những món ăn được trình bày đẹp, đa dạng hấp dẫn về màu sắc sẽ khiến bé cảm thấy muốn ăn nhiều hơn. Thay vì mẹ đơm bát cơm kèm thức ăn thì mẹ có thể trình bày sắp xếp món ăn thành những hình thù đáng yêu để bé chú ý và kích thích.

Không thúc ép trẻ ăn

Ở mỗi giai đoạn, bé lại có một nhu cầu ăn khác nhau. Vào thời điểm này, con biếng ăn nhưng ở thời điểm khác con lại ăn nhiều. Vì thế, mẹ không nên thúc ép con ăn, thúc ép sẽ làm bé sợ, kén ăn dẫn đến ngậm khi ăn.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý, chất lượng bữa ăn quan trọng hơn số lượng. Ăn nhiều mà giá trị dinh dưỡng ít thì bé cũng không phát triển tốt. Vì thế, nên cho con ăn ít nhưng nhiều chất dinh dưỡng hơn là cho con ăn nhiều mà ít chất.

Cho ăn theo giờ nhất định, không kéo dài bữa ăn

Vì trẻ hay ngậm thức ăn nên thời gian cho bé ăn chỉ từ 30 phút trở lại. Không nên cho trẻ ăn kéo dài đến 1 – 2 tiếng. Khoảng thời gian 30 phút đã đủ để con ăn no, không cảm thấy chán ghét việc ăn và hạn chế tình trạng ngậm thức ăn.

Với thắc mắc của mẹ về việc “bé ăn ngậm làm sao đây ạ”, hy vọng qua bài viết các mẹ đã có câu trả lời cho mình. Để giải quyết tình trạng ăn ngậm, biếng ăn ở trẻ, các bố mẹ cần tìm hiểu và theo sát mỗi bữa ăn của con để kịp thời tìm ra nguyên nhân và giải quyết nhanh chóng. Chăm con không bao giờ là dễ dàng, vì thế hãy là những ông bố bà mẹ thông thái chăm sóc con yêu thật khỏe mạnh, đúng cách để con phát triển toàn diện nhé!

>> Chăm sóc trẻ tốt nhất với Fitobimbi.vn

Trên đây là bài viết: “Bé Ăn Ngậm Làm Sao Đây Ạ?”

Mời bạn đón đọc thêm nhiều tin tức bổ ích tại Website: https://tonymolyvn.com.vn/ nhé!

TIN TỨC LIÊN QUAN