Giờ làm việc :
- 8H đến 17H30 hàng ngày ( chủ nhật 8H đến 12H )
- Gọi điện trước khi đến cửa hàng
Biếng ăn ở trẻ nhỏ vẫn luôn là mối quan tâm của hầu hết các bậc làm cha mẹ. Tình trạng bé không hứng thú ăn uống nếu không kịp thời xử lý có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của con. Bố mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục hiệu quả.
Xem nhiều hơn trẻ biếng ăn tại đây
Vì sao trẻ biếng ăn?
Trước hết để biết cách xử lý hiệu quả cho trường hợp bé biếng ăn, bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân trẻ biếng ăn. Biếng ăn ở trẻ nhỏ có thể do tác động của một hay thậm chí nhiều nguyên nhân khác nhau mà bố mẹ cần biết.
Biếng ăn sinh lý
Đây là một loại biếng ăn thường thấy nhất ở trẻ nhỏ khi con bắt đầu có những sự thay đổi trong tâm sinh lý của chính con. Sự phát triển của trẻ nhỏ thường trải qua rất nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn con lại bắt đầu học hỏi, khám phá thêm được nhiều điều mới lạ. Và cũng chính bởi điều ấy, đôi khi con quá tập trung phát triển những kỹ năng mới như lẫy lật, ngồi, trườn bò, tập đứng, tập đi rồi bập bẹ những âm đầu tiên, thì nhu cầu ăn uống của con sẽ giảm đi đáng kể.
Xem: Bé Ăn Ngậm Làm Sao Đây Ạ?
Biếng ăn bệnh lý
Bệnh tật là những điều không ai trong chúng ta mong muốn xảy đến với mình hay với những đứa con của mình. Hệ miễn dịch vô cùng non yếu của trẻ khi gặp các tác nhân gây bệnh thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo chứng biếng ăn ở trẻ. Khi trẻ nhiễm các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa (giun sán, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu..), viêm đường hô hấp (lao phổi, viêm họng, viêm phế quản…), thì tỉ lệ trẻ bỏ ăn sẽ cao hơn so với khi con mắc các bệnh khác.
Ngoài ra trong những giai đoạn con mọc răng, nhiệt miệng hay sâu răng, chảy máu cam… con cũng có xu hướng ăn ít hơn hoặc thậm chí bỏ ăn luôn. Trong trường hợp này bố mẹ cần đặc biệt chú ý, tránh vết đau ảnh hưởng đến con lâu ngày.
Ngoài ra việc bổ sung thuốc hay thực phẩm chức năng (kháng sinh, các loại vitamin A, D) quá liều lượng cũng có thể gây ra chứng biếng ăn của trẻ. Do đó khi bổ sung những loại này cho con, bố mẹ cần hỏi ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn.
Biếng ăn tâm lý
Đôi khi chính do những thay đổi trong tâm sinh lý của bé dẫn đến hiện tượng chán nản, không hứng thú với đồ ăn. Vào giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển, khi con muốn chứng minh bản thân, muốn tự đưa ra những quyết định nên có xu hướng phản kháng, từ chối đồ ăn.
Có thể bố mẹ chưa biết bố mẹ cũng có thể là nguồn cơn dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Những xích mích của bố mẹ, của bố mẹ với con cái, hoặc những cảm xúc tiêu cực trong gia đình cũng là một nguyên nhân trẻ biếng ăn.
Cùng với đó, bố mẹ cần biết lượng ăn của trẻ nhỏ ít hơn rất nhiều so với người trưởng thành, do đó việc yêu cầu con ăn lượng lớn thức ăn, hoặc sử dụng đòn roi, đánh mắng ép con ăn dễ dẫn đến khủng hoảng tâm lý, dần dần khiến con chán ăn kéo dài.
Hơn nữa, những thay đổi trong môi trường sống (chuyển nhà, đi học…), thay đổi nếp sinh hoạt, giờ giấc ăn uống, hay đơn giản là thay đổi người chăm sóc cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ lười ăn.
Biếng ăn do thói quen, nếp sinh hoạt ăn uống
Chúng ta có thể dễ bắt gặp hình ảnh những ông bố bà mẹ chạy theo đút từng thìa thức ăn cho con, hoặc dùng điện thoại, TV, đồ chơi để dụ con ăn nhanh hơn, ăn nhiều hơn. Tuy nhiên dần dà thói quen này dễ dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn nghiêm trọng, con bị phụ thuộc vào các món đồ tiêu khiển, lúc nào cũng cảm thấy ngang bụng, không muốn ăn uống.
Thêm vào đó, nếp sinh hoạt không phù hợp với lứa tuổi, thói quen cho con ăn bánh kẹo quà vặt vô độ cũng khiến con không còn hứng thú với các bữa ăn.
Hậu quả khi trẻ bị biếng ăn kéo dài?
Tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài có thể mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Mới đầu, trẻ có thể có những biểu hiện như táo bón, chóng mặt ngất xỉu, đau bụng, vàng da, đầy hơi trong người…Càng về sau, chứng biếng ăn của trẻ càng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, tăng trưởng thể chất cũng như tinh thần của con.
Loãng xương
Cơ thể những em bé biếng ăn lâu ngày thường thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển xương khớp, dẫn đến tình trạng loãng xương.
Các vấn đề tim mạch
Tình trạng biếng ăn trầm trọng kéo dài khiến hệ thống tim mạch hoạt động kém do không có đủ chất dinh dưỡng, chất béo cần thiết cho tim hoạt động để bơm máu và lưu thông máu hiệu quả. Do đó, những em bé biếng ăn lâu dài có thể mắc các bệnh về tim như loạn nhịp tim, hạ huyết áp, thiếu máu, suy tim…
Giảm khả năng phát triển não bộ
Từ 0-3 tuổi là quãng thời gian não bộ của con hoạt động mạnh mẽ nhất! Nếu tình trạng biếng ăn quá nghiêm trọng, não bộ, hệ thần kinh không được cung cấp đủ chất để hoạt động hiệu quả, thường xảy ra các vấn đề như co giật, suy nhược thần kinh, tê buốt tay chân…
Cách trị bé biếng ăn mẹ cần phải biết
Sau khi hiểu rõ những nguyên nhân và hậu quả của chứng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ cần có những biện pháp kịp thời để xử lý tình trạng này. Bố mẹ có thể sử dụng kết hợp siro ăn ngon cho trẻ biếng ăn hoặc tham khảo các cách trị bé biếng ăn dưới đây.
Cách trị bé biếng ăn bệnh lý
Biếng ăn bệnh lý thông thường không kéo dài quá lâu nếu được kịp thời phát hiện và chữa trị. Bố mẹ cần tìm ra chính xác căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng, hứng thú ăn uống của con. Biện pháp lâu dài và hiệu quả nhất là cho bé đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần, hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, sạch sẽ.
Cách trị chứng biếng ăn sinh lý
Nếu con đang ở trong những giai đoạn phát triển thể chất, kỹ năng, lượng ăn của con có thể giảm ít nhiều. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể lựa chọn giảm bớt lượng thức ăn của con hoặc chế biến, bày biện món ăn theo các cách khác nhau để kích thích vị giác của con. Tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt, ăn quá nhiều bánh kẹo đồ ngọt trước bữa ăn. Đặc biệt, bố mẹ cần giữ tâm lý thoải mái, không ép buộc con ăn để tránh con bị biếng ăn tâm lý. Đối với những món con không thích, bố mẹ có thể giảm lượng từng chút một cho con ăn, hoặc thay bằng những thức ăn có lượng dinh dưỡng tương đương. Chẳng hạn nếu con không thích ăn cơm, bố mẹ có thể cho con ăn bánh mì, khoai lang hoặc mì Ý.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể để con tự lựa chọn thực đơn cho mình. Để tránh việc bé liên tục chọn một món ăn nào đó, bố mẹ nên đưa ra các nhóm chọn lựa để vừa đảm bảo sở thích của con, vừa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho con. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho con cùng tham gia vào quá trình chế biến đồ ăn để khuyến khích tâm lý của con.
Cách trị chứng biếng ăn do tâm lý
Đối với con trẻ, một bữa ăn ngon là một bữa ăn vui vẻ. Do đó bố mẹ nên tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái nhất cho con. Bố mẹ có thể xem xét cắt giảm số bữa ăn trong ngày của con để con cảm nhận cảm giác đói và thèm ăn. Thông thường, các bữa của con nên cách nhau tầm 4-5 tiếng đồng hồ.
Bố mẹ tuyệt đối không nên bắt ép, quát mắng hay thậm chí sử dụng đòn roi để bắt con ăn. Hãy hiểu và tôn trọng lượng ăn của con, đừng coi con như một người trưởng thành.
Và nhất là bố mẹ hãy giữ cho con một mái ấm gia đình an yên, tràn ngập tình yêu thương, chăm sóc quan tâm.
Hình thành thói quen, nếp sinh hoạt điều độ, lành mạnh
Cuối cùng điều quan trọng nhất để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ là hình thành cho con một nếp sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Việc có một nếp sinh hoạt, giờ giấc cố định, một lịch trình ăn-chơi-ngủ phù hợp giúp con biết chính xác lúc nào nhu cầu của con được đáp ứng. Ví dụ em bé trong 2 tháng đầu đời phù hợp với lịch sinh hoạt ăn – chơi – ngủ mỗi 3 – 3,5 tiếng đồng hồ. Sau đó, lượng thời gian thức của con tăng lên, lịch sinh hoạt này dần chuyển thành mỗi 4 – 5 tiếng. Với lịch sinh hoạt đúng, con hiểu được thế nào là cảm giác đói, từ đó con “thèm” và hứng thú ăn uống hơn.
Hãy xây dựng cho con thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ những bữa ăn đầu tiên cũng như tránh xa tuyệt đối các món đồ tiêu khiển, thói quen “ăn rong”. Quá trình ăn uống thụ động này khiến hệ tiêu hóa non yếu của con hoạt động một cách thụ động, khiến chất dinh dưỡng không được hấp thu, dạ dày hoạt động ngày càng suy giảm.
Bố mẹ nên giới thiệu các món ăn dần dần từng chút một cho con, khuyến khích con cầm nắm, quan sát, ngửi và ăn những nhóm thực phẩm khác nhau. Đồng thời, bố mẹ nên áp dụng quy tắc 3 lần “Nếu con phản kháng, không chịu hợp tác trong quá trình ăn, bố mẹ cho con 3 cơ hội, nếu con nhất quyết không chịu ăn thì bố mẹ dọn dẹp, kết thúc bữa ăn luôn. Tuyệt đối không cho con ăn bù sau đó cũng như tránh các đồ bánh kẹo, đồ dầu mỡ không tốt cho sức khỏe của con.
Bữa ăn ngon miệng với con đôi khi là ăn cùng bố mẹ!
Nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục nếu được hiểu rõ, hiểu đúng sẽ giúp bố mẹ phòng tránh và giảm thiểu tối đa trường hợp bé lười ăn. Trên hết, bố mẹ cần không ngừng trang bị những hành trang kiến thức chăm sóc con thơ, đồng thời giữ một tâm thế vui vẻ, lạc quan để cùng con thưởng thức những bữa ăn thật ngon miệng, thật hạnh phúc, bố mẹ nhé! Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những bố mẹ đã, đang và sắp bước vào giai đoạn bé biếng ăn.
Nhớ theo dõi TONYMOLY thường xuyên để không bỏ lỡ các tin tức hay, bổ ích về chăm sóc da, trang điểm, thảo dược nhé.